您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Soi kèo góc Hellas Verona vs Atalanta, 21h00 ngày 8/2
NEWS2025-02-12 15:34:36【Nhận định】7人已围观
简介 Pha lê - 07/02/2025 16:47 Kèo phạt góc tin bong datin bong da、、
很赞哦!(593)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Lazio vs Monza, 21h00 ngày 9/2
- Sân khấu nỗ lực giới thiệu di sản phi vật thể của Việt Nam tới giới trẻ
- Hẹn ăn trưa tập 196: Chàng trai xây nhà tuỳ thuộc tiền bố mẹ vợ cho'
- Lạc vào di sản thế giới ngàn năm tuổi
- Kèo vàng bóng đá Wolfsburg vs Leverkusen, 21h30 ngày 8/2: Khách đáng tin
- Bức ảnh cụ bà 87 tuổi mặc áo tắm thu hút triệu người xem
- Việt Hương suýt khóc màn đập đá trên người cô gái của Chi Dân
- 30 tác phẩm hội họa và điêu khắc của 8 hoạ sĩ nổi tiếng
- Nhận định, soi kèo Lechia Gdansk vs Lech Poznan, 23h30 ngày 9/2: Củng cố ngôi đầu
- Bộ ảnh cô gái khỏa thân bên bộ xương người
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Lazio vs Monza, 21h00 ngày 9/2
Pha giọng để tạo thuận lợi cho công việc không có gì đáng buồn, giọng nói đôi khi chỉ là phương tiện để truyền đạt thông tin, để mọi người hiểu nhau hơn.
Đọc bài "Buồn vì nhiều người Nghệ An pha giọng Hà Nội, Sài Gòn"của độc giả Nguyễn Lâm, tôi thấy mình không trùng quan điểm như thế. Bởi trong cuộc sống mình phải biết điều tiết bản thân nhưng không đánh mất mình để thích ứng với điều kiện hoàn cảnh và môi trường sống mới đem lại hiệu quả, thành công cho công việc.
Tôi làm việc trong môi trường giáo dục, đồng nghiệp của tôi nhiều người là dân tứ xứ nhưng phần lớn là dân Quảng Trị, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... Nếu ai đó tiếp xúc lần đầu sẽ khó mà nhận ra họ không phải dân vùng này. Bởi giọng nói đã chính hiệu là dân bản gốc. Họ chỉ thật sự “trở lại chính mình” khi tiếp xúc với những người đồng hương.
Pha giọng để tạo thuận lợi cho công việc không có gì đáng buồn. Ảnh minh họa Vì sao phải pha giọng? Đem thắc mắc này hỏi một đồng nghiệp có biệt tài pha giọng “chuẩn không cần chỉnh”.
Cô bộc bạch: “Chẳng ai muốn bỏ giọng nói gốc của mình mà đi pha giọng nơi khác. Nhưng học trò của mình là người Nam, mình nói giọng miền Trung các em không hiểu được. Đã nhiều học sinh mạnh dạn nói với cô: “Con không hiểu cô nói gì cả”. Có em còn thẳng thắn: “Sao tiếng cô khó nghe thế! Tụi con chẳng hiểu gì!”.
Thời gian đầu mình cũng không pha tiếng với suy nghĩ “có sao dùng vậy, tiếng mẹ đẻ của mình có gì đáng xấu hổ”, nhưng nhìn hiệu quả tiết dạy, đặc biệt là môn chính tả do cô đọc chép, học sinh viết sai lỗi rất nhiều, hay tiết giảng văn cô say sưa giảng trên bục, trò cứ ngơ ngơ như “bò đội nón”. Tiết Toán trò làm bài sai khi bị cô giáo hỏi, nhiều em đưa lý do: “Cô giảng con không hiểu gì cả”. Thế là lên lớp dạy học trò hay tiếp xúc với đồng nghiệp người miền Nam mình phải pha giọng cho mọi người hiểu. Gặp đồng hương hay về với gia đình, mình vẫn tự hào khi sử dụng giọng nói quê hương”.
Người bạn đồng nghiệp thừa nhận, từ khi tập pha giọng thì hiệu quả từng tiết dạy đã tiến triển rõ ràng. Học sinh hào hứng hơn khi nghe cô nói, chất lượng học tập của các em vì thế cũng được nâng lên.
Cùng quan điểm với tôi, pha giọng không có gì là xấu, nhiều người bạn chia sẻ: “Đi tiếp xúc làm ăn với đối tác, nếu họ là đồng hương với mình cứ vô tư sử dụng tiếng mẹ đẻ, còn đối tác người miền Nam mình cũng phải pha giọng bởi nếu cứ giữ đúng giọng nói chuẩn khác miền của mình đôi khi người khác không hiểu và khó cho việc giao lưu, hợp tác”.
Pha giọng để tạo thuận lợi cho công việc không có gì đáng buồn, giọng nói đôi khi chỉ là phương tiện để truyền đạt thông tin, để mọi người hiểu nhau hơn. Thay đổi cách sống hay chối bỏ cội nguồn mới là điều không nên làm và mới cần phải lên án.
Độc giảPhan Tuyết
">Vì sao người Nghệ An phải pha giọng?
Tôi và cậu ta chơi với nhau đến giờ cũng gần chục năm rồi, từ khi hai đứa còn là sinh viên năm nhất. (Ảnh minh họa)
Tôi với cậu ta cứ như hệt như hai thằng con trai với nhau. Tới giờ cậu ta chưa có bạn gái, vẫn lông bông như thế. Còn tôi thì đã chia tay người yêu 2 lần. Mỗi lần chấm dứt tình yêu, tôi khóc lóc lên bờ xuống ruộng lại gọi cậu ta đi uống rượu để giải sầu. Chẳng bao giờ tôi nghĩ có ngày tôi với cậu ta lại có với nhau một đứa con.
Cách đây hơn 1 tháng, nhóm chúng tôi có đứa gặp chuyện buồn nên cả lũ kéo nhau đi nhậu. Vì nhà hai đứa gần nhau nên sau khi nhậu say, cậu ta chở tôi về. Chẳng hiểu thế nào, rốt cục, sáng hôm sau tôi tỉnh dậy thấy mình ở trong nhà nghỉ. Cậu ấy điện thoại cho tôi báo là hôm qua cậu ấy cũng say quá, không thể về nổi tới nhà nên đành thuê tạm phòng cho hai đứa. Cậu ta ngủ dưới đất, sáng vội đi làm, thấy tôi còn say nên cũng chẳng gọi. Hoàn toàn tin tưởng vào bạn mình nên tôi cũng chẳng mảy may nghi ngờ.
Tôi không biết rằng chính cậu ta cũng hoang mang. Khi biết hai đứa đã vượt rào cùng nhau, cậu ta sợ quá nên trốn chạy trách nhiệm. Cậu ta ngây thơ chỉ nghĩ đến chuyện hai đứa ngủ với nhau chứ không tính đến việc hậu quả còn có thể lớn hơn thế.
Cậu ta ngây thơ chỉ nghĩ đến chuyện hai đứa ngủ với nhau chứ không tính đến việc hậu quả còn có thể lớn hơn thế. (Ảnh minh họa)
Và rồi đúng như những gì dự báo. Tôi có bầu. Chậm tới hơn 2 tháng tôi cũng không nghĩ ngợi gì. Cho tới khi người có biểu hiện lạ, tôi bắt đầu linh cảm điều không lành. Thử que thử thai, biết mình có bầu, tôi chết lặng. Điều đầu tiên tôi nghĩ tới là cậu ta. Tôi tin chắc hôm đó mọi chuyện không thể nào đơn giản thế được.
Tôi điện thoại cho cậu ta, hỏi thẳng, thì cậu ta ậm ừ thừa nhận. Lúc này tôi báo có bầu, cậu ta cũng sợ hãi cúp vội điện thoại. Tôi chán cũng chẳng buồn điện thoại lại vì giờ quan trọng là cách giải quyết chứ không phải đổ lỗi tội ai. Khoảng hơn 1 tuần sau thì cậu ta tìm tôi, hỏi tôi muốn thế nào, nếu cưới thì cậu ta cũng sẵn sàng vì cậu ta không dám để tôi khổ vì cái lỗi của mình. Nhưng nói thật, chính tôi cũng không biết phải làm sao.
Tôi và cậu ta tuy chơi thân với nhau nhưng không thể nào hợp được. Nếu cưới nhau về sống chung một nhà, sớm muộn cũng ly hôn thôi. Có cưới cũng chỉ là hợp thức hóa cái thai. Rồi sau đó, tôi lại còm cõi nuôi con một mình, thậm chí còn mang cái danh một đời chồng. Chẳng thà bây giờ xác định làm mẹ đơn thân, cậu ta cũng chịu trách nhiệm với con là được.
Tôi có nên làm như vậy hay không? Hay cứ cưới cho che mắt thế gian rồi chuyện sau này tính.
(Theo Khám phá)
">Mang bầu với bạn thân
- Câu chuyện về người mẹ đơn thân Trương Thị Gấm một mình tần tảo nuôi hai người con khiến người xem xúc động.Cẩm Ly khóc ôm người mẹ già thi hát vì con bị ung thư">
Hát mãi ước mơ: Chuyện cảm động của người mẹ đơn thân làm Cẩm Ly phải khóc
Nhận định, soi kèo Jamaica vs Trinidad và Tobago, 08h00 ngày 10/2: Lần đầu cho Dwight Yorke?
Tối 12/12, liveshow 'Đường chúng ta đi' của tam ca nhạc đỏ Đăng Dương, Trọng Tấn, Việt Hoàn đã diễn ra tại Hà Nội với đông đảo khán giả phủ kín khán phòng Trung tâm hội nghị Quốc gia Mỹ Đình.
Điều đó đã khiến Trọng Tấn xúc động: “Để có đêm nhạc này, Ban tổ chức và chúng tôi đã phải vượt qua nhiều gian nan vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nhìn khán phòng hôm nay đông như thế này, chúng tôi thật xúc động và thấy ấm áp vô cùng”.Với 30 bài hát, tam ca nhạc đỏ và diva Thanh Lam đã mang đến cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Khi thì hào hùng, dồn dập như những bước chân hành quân của người chiến sĩ trên tuyến đầu bảo vệ Tổ Quốc, khi thiết tha tràn trề một tình yêu quê hương tươi đẹp, khi lại lắng đọng cũng những khúc hát trữ tình... Không giống những chương trình “nhạc đỏ” khác, đêm nhạc hoàn toàn không có MC, không có múa minh hoạ hay bất cứ chiêu trò sân khấu nào khác nhưng đã khiến khán giả bị cuốn theo âm nhạc không ngừng. Ngoài các ca khúc quen thuộc, tam ca còn giới thiệu hai tác phẩm mới được viết riêng cho chương trình và tình bạn giữa các nghệ sĩ là “Oai hùng ca” của tác giả Nguyễn Đức Thanh và “Ba quê” (Lưu Hà An). 3 nghệ sĩ nhiều lần thổ lộ rằng biết ơn khán giả đã ủng hộ và tạo nên thành công của mình trong suốt hơn 20 năm cùng nhau đứng trên sân khấu. Theo Việt Hoàn, bộ ba lần đầu tiên gặp nhau và cùng đứng trên sân khấu trong một chương trình là vào năm 1998, do NSND Quang Thọ phát hiện. Không chỉ hợp nhau trên sân khấu mà ở đời sống thường nhật, ba giọng ca cũng là những tri kỷ, luôn dành cho nhau sự quan tâm, sẻ chia. Họ chơi thân với nhau, thường xuyên gặp gỡ. Trọng Tấn tiết lộ, các con của ba nghệ sĩ cũng vô cùng thân thiết, một số trong đó đã bắt đầu trưởng thành và đi theo con đường nghệ thuật như cha mình giống như con Trọng Tấn, Việt Hoàn. Trong đó Vân Thi, con gái thứ hai của Việt Hoàn là một ví dụ. Lần đầu tiên trong một chương trình lớn, Việt Hoàn giới thiệu con gái song ca cùng mình. Việt Hoàn cùng Vân Thi hát “Nàng thơ xứ Huế” theo gợi ý của đạo diễn Thanh Phương. Việt Hoàn kể mỗi lần đi tập, Vân Thi thường mang mít đến cho ban nhạc nên bị trêu là “Nàng thơ xứ mít”. Phần trình bày này nhận được sự ủng hộ vỗ tay lớn của khán giả. Vân Thi xinh đẹp và có giọng hát khá đặc biệt mang màu sắc pop, trẻ trung, trong sáng. Đêm nhạc còn có sự có mặt của khách mời duy nhất, diva Thanh Lam. Nhiều người cho rằng, từ khi có tình yêu mới Thanh Lam hát hay hơn. Chị chiếm lĩnh sân khấu rộng lớn và “cân” cả ba giọng hát đàn em như cách Trọng Tấn 'ví von' khi giới thiệu đàn chị. Diva cũng hoà giọng ba nghệ sĩ chính trong một số ca khúc về Hà Nội như: Hoa sữa, Nhớ về Hà Nội, Người Hà Nội dành tặng khán giả thủ đô. Một trong những phần biểu diễn đáng chú ý và gây ép phê của diva là ca khúc 'Đất nước' (Phạm Minh Tuấn) với phần phối khí mới của nhạc sĩ Thanh Phương khi kết hợp dàn nhạc cổ điển với phần gian tấu đàn nguyệt cùng màu sắc chầu văn. Cách Rock hoá ca khúc 'Đất nước' của Thanh Lam rất lạ tai nhưng khán giả đều hài lòng. Clip ca khúc 'Ba quê' viết riêng cho Đăng Dương - Trọng Tấn- Việt Hoàn
Ngân An
Diva Thanh Lam đăng hình con gái Thiện Thanh chụp ảnh cưới
Ca sĩ Thanh Lam đã đăng những hình ảnh mới chụp ảnh cùng Thiện Thanh và bạn trai sắp cưới của con gái.
">Thanh Lam máu lửa cùng tam ca nhạc đỏ Đăng Dương, Trọng Tấn, Việt Hoàn
Thúy Nga làm clip đính chính thông tin bị cảnh sát yêu cầu rời khỏi nhà. Theo lời kể của Thúy Nga, cách đây gần một năm chị dự định mua một căn nhà tại tiểu bang California để cho con gái tiện sinh hoạt và học tập. Nữ nghệ sĩ chọn được một căn nhà ưng ý nhưng khi liên hệ thì biết tin đã có người đặt cọc trước.
Sau này, Thúy Nga vô tình gặp được người chuyên mua bán bất động sản và cũng là người đã đặt hàng căn nhà mình thích. Người này đã đồng ý nhượng lại bất động sản trên cho Thúy Nga và tư vấn cả hai nên đứng chung tên để chị dễ hoàn tất thủ tục, nhanh lấy nhà hơn.
Chính điều này khiến mọi chuyện trở nên rắc rối hơn. Nữ nghệ sĩ đã bỏ tiền đầu tư, sửa chữa căn nhà với ý định sớm dọn vào ở. Tuy nhiên, do hồ sơ gặp trục trặc nên người đứng tên chung đề nghị Thúy Nga phải bán căn nhà này. Cả hai từ đó nảy sinh mâu thuẫn.
Thúy Nga bị cảnh sát mời ra khỏi nhà vì tranh chấp với người cùng đứng tên nhà. Trong dịp tình cờ, Thúy Nga đến thăm nhà mới thì phát hiện người này làm hợp đồng cho thuê nhà. Nữ nghệ sĩ tức giận nên xảy ra tranh luận, cãi vã với đối phương. Người dân xung quanh thấy sự việc ồn ào đã gọi cảnh sát đến giải quyết.
"Cảnh sát yêu cầu mọi người có mặt trong nhà ra ngoài chứ không riêng một mình tôi. Do khi đến tôi không mang theo giấy tờ nhà nên không thể chứng minh được đây là nhà mình. Họ nói rất rõ rằng vì việc này liên quan đến pháp luật nên phải chờ giải quyết", Thúy Nga kể.
Nữ nghệ sĩ khẳng định đây là quy trình giải quyết tranh chấp dân sự tại Mỹ và không có chuyện chị bị trục xuất hay vi phạm như một số thông tin đăng tải.
Thúy Nga xem đây là bài học lớn vì đã cả tin và chủ quan. Sau quá trình giải quyết, Thúy Nga cho biết đã được cấp phép sở hữu nhà và có đầy đủ giấy tờ. Nữ nghệ sĩ tự nhận sự việc vừa qua là sai lầm lớn của đời mình. Chị xem đây là bài học, đồng thời mong muốn làm rõ để khép lại những ồn ào. "Tôi lên tiếng để mọi người hiểu rõ câu chuyện, hiểu rằng tôi không phải là người lừa gạt", nữ nghệ sĩ khẳng định.
Thúy Nga chia sẻ việc bị cảnh sát mời ra khỏi nhà:
Thúy Ngọc
Danh hài Thúy Nga nóng bỏng ở tuổi 45
Ở độ tuổi tứ tuần, nghệ sĩ Thúy Nga vẫn giữ vóc dáng thon gọn và ngày càng gợi cảm hơn.
">Thực hư việc danh hài Thúy Nga bị cảnh sát ập vào đuổi ra khỏi nhà
Bỏ nghề lập trình viên về làm "nông dân nuôi chim" thu 3 tỷ đồng/năm
Sau 12 năm từ bỏ nghề lập trình viên, quyết tâm trở về làm "người nông dân nuôi chim", anh Nguyễn Văn Phúc (SN 1987, ở thôn Hiệu Chân, xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) đã sở hữu cơ ngơi trang trại với 9.000 đôi chim bồ câu Pháp, mỗi năm trừ các chi phí thu khoảng 3 tỷ đồng.
Cuộc gặp gỡ của nhóm phóng viên và anh Phúc liên tục bị gián đoạn bởi những cuộc điện thoại đặt hàng từ khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Anh hài hước bảo: "Đây là thời điểm "hồi sinh" sau dịch Covid-19 nên nghe điện thoại đến cháy cả máy vẫn vui".
Đứng lên sau thất bại
Ngày chàng trai sinh năm 1987 - Nguyễn Văn Phúc bày tỏ dự định mở trang trại nuôi chim bồ câu tại quê nhà, cha mẹ anh hết sức ngạc nhiên. Với mong ước cậu con trai duy nhất có thể "bước ra khỏi lũy tre làng", ông bà đã quyết định để anh sang Cộng hòa Liên bang Nga du học ngành công nghệ thông tin nhiều năm.
Ông bà ấp ủ hy vọng, sau này anh trở thành một kĩ sư, thoát khỏi công việc nhà nông quanh năm đầu tắt mặt tối, "bán mặt cho đất bán lưng cho trời".
Năm 2008, sau khi du học ở Nga trở về, anh Phúc làm một lập trình viên máy tính tại Hà Nội với khoản thu nhập 7 triệu/tháng. Anh nhớ lại, thời điểm đó, lương của công nhân chỉ từ 2 - 3 triệu đồng nên mức lương của chàng thanh niên 21 - 22 tuổi như anh không phải thấp. Vậy mà số tiền đó vẫn không đủ cho anh trang trải cuộc sống ở nơi thành thị đắt đỏ.
Chỉ 5 tháng sau, anh quyết định bỏ nghề về quê Sóc Sơn mở phòng game, đồng thời mở dịch vụ bảo trì máy móc, máy in cho các cơ quan tại địa phương.
Những lúc rảnh việc, anh tranh thủ giúp bố mẹ chăm sóc đàn bồ câu mà bố anh nuôi nhằm tăng gia thêm cho gia đình. Với vốn kiến thức về công nghệ thông tin, anh chụp ảnh đưa hình chim bồ câu lên một số website, diễn đàn rao vặt thời điểm đó để bán.
Nhận thấy nhiều người quan tâm đến sản phẩm này, anh bắt đầu tìm hiểu thông tin, nảy sinh ý nghĩ gắn bó với nghề nuôi chim.
Nghĩ là làm, cuối năm 2008, anh Phúc dồn toàn bộ số tiền tích cóp từ nghề lập trình viên để mua 100 cặp chim bồ câu Pháp về nuôi. Do chưa có kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc, cách phòng chống dịch bệnh nên chỉ 3 tháng, đàn chim mắc bệnh và chết hàng loạt.
Chàng thanh niên "mất trắng" 40 triệu đồng, một số tiền không hề nhỏ lúc bầy giờ. "Từ 100 cặp chim khỏe mạnh, tôi chỉ còn vỏn vẹn 20 cặp”, anh Phúc nhớ lại.
Đối với chàng thanh niên ít tuổi, lần thất bại đầu đời cũng khiến anh chán nản, mất ăn mất ngủ một thời gian. Nhưng được sự động viên của gia đình và tiếc công xây dựng chuông trại, anh quyết định làm lại lần hai.
"Nếu lần này còn thất bại thì tôi cũng không còn gì hối hận hay tiếc nuối. Nghĩ vậy nên tôi tạm gác công việc gia đình, đi tham quan 1 số mô hình chăn nuôi chim bồ câu Pháp để học hỏi kinh nghiệm chăm sóc, cách phòng chống dịch bệnh. Tôi cũng vay thêm gia đình để mua thêm 30 cặp bồ câu, cộng với 20 cặp sẵn có.
May mắn thay, lần này, nhờ tích lũy kinh nghiệm, 50 cặp bồ câu sinh trưởng nhanh, ít dịch bệnh. Sau 6 tháng, chim cái vào thời kỳ đẻ trứng, tôi quyết định mua máy ấp trứng để nhân rộng số lượng đàn. Từ đó, số lượng đàn chim cứ tăng lên theo từng năm", anh chia sẻ.
Sau 12 năm, hiện tại anh Phúc đang sở hữu 3 trang trại nuôi chim bồ câu Pháp với 9.000 cặp.
Anh nông dân thu nhập tiền tỷ
Anh Phúc chia sẻ, trung bình một con chim bồ câu cái sẽ đẻ 9 lứa trứng/năm. Mỗi lứa 2 quả. Sau khi trứng nở thành con, anh Phúc bán với giá 200.000 đồng/cặp đối với chim giống 2 tháng tuổi; 400.000 đồng/cặp đối với chim từ 4 – 5 tháng tuổi, chim bắt đầu vào sinh sản thì có giá 450.000/cặp. Với chim bồ câu thương phẩm, anh bán với giá 130.000 đồng/cặp.
Sau 12 năm làm nghề, anh Phúc đã tạo được uy tín với thương hiệu riêng nên nguồn tiêu thụ chim giống lẫn chim thương phẩm của anh đều ổn định. Hàng tháng, cả chim giống và chim thương phẩm được anh Phúc xuất bán là khoảng 7.000 cặp.
Trang trại tạo công ăn việc làm cho từ 10 - 15 lao động với mức thu nhập 7 - 10 triệu đồng/tháng.
Mỗi năm, sau khi trừ tất cả các khoản chi phí, anh thu lãi gần 3 tỷ đồng.
"Tất nhiên không có con đường nào là bằng phẳng, cũng có những thời điểm khó khăn, làm chỉ cố gắng để không lỗ", anh Phúc chia sẻ về giai đoạn 2014 - 2015 khi dịch bệnh H7N9 bùng phát.
Anh Phúc thật thà chia sẻ, so với nuôi các loại chim hay gia súc gia cầm khác, nuôi chim bồ câu "nhàn" hơn: một ngày chỉ cho ăn 2 bữa, sáng từ 8 – 11h, chiều từ 15 – 18h. Thức ăn chủ yếu là cám viên. Thế nhưng cái khổ là ở việc chăm sóc sức khỏe cho chim.
Để bồ câu có sức đề kháng tốt, ngay từ khi mới nở, anh đã phòng chống dịch bệnh bằng cách cho chim uống thuốc, tiêm phòng định kỳ, "chăm sóc chim như chăm con mọn".
Cụ thể, chim bồ câu Pháp hay bị bệnh theo mùa, tháng 1, 2 chim hay bị bệnh đậu, bệnh newcastle; mùa đông chim hay bị bệnh thở, đường hô hấp, nên quá trình nuôi người dân phải chú ý tiêm phòng cho chim. Bởi, nếu không tiêm tỉ lệ hao hụt đàn rất lớn.
Ngoài ra, người chăn nuôi phải cực kì chú trọng khâu tổng vệ sinh (dọn phân chim, vãi vôi bột khử trùng…).
Với quy mô lớn, mô hình nuôi chim của anh Phúc đang sử dụng máy ấp trứng. Nói về ưu điểm, anh cho hay: Sử dụng máy ấp trứng hiệu quả cao hơn, tỷ lệ trứng ấp nở gần như 95%.
Khi lấy trứng ra máy ấp, thì phải cho trứng giả vào cho chim ấp. Bởi, nếu không cho trứng giả vào sau này chim sẽ không nuôi con.
Ấp trong máy thì nhiệt độ ổn định, chim nở đạt tỷ lệ cao hơn. Trường hợp ấp tự nhiên trứng nở đạt 70- 80%, người chăn nuôi khó có lãi.
Hiện tại, ngoài tập trung cho trang trại, anh Phúc cũng tận dụng vốn hiểu biết về công nghệ thông tin để mở fanpage, Youtube, website chia sẻ kiến thức nuôi chim bồ câu cho mọi người. Dịp cuối tuần, hàng chục người tìm đến anh để học và nghe chia sẻ về mô hình nuôi chim bồ câu.
"Mình không giấu nghề hay bí quyết làm nghề mà sẵn sàng chia sẻ cho mọi người. Đó cũng là niềm vui của mình", anh cho hay.
Chàng trai Hà Nội khoe ảnh cải tạo nhà cho bố mẹ, nhiều người thích
Từ một ngôi nhà cũ, với nhiều hạng mục xuống cấp, công trình lột xác trở nên hiện đại, đáp ứng đủ công năng sử dụng cho các thành viên trong gia đình.
">Bỏ nghề lập trình viên về làm 'nông dân nuôi chim' thu 3 tỷ đồng/năm